Hiến pháp 1992 Chế định Chủ tịch nước Việt Nam

Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Chế định Hội đồng Nhà nước (nguyên thủ quốc gia tập thể) ngày càng bộ lộ rõ những hạn chế trong quá trình hoạt động. Tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống mới. Hiến pháp năm 1992 xây dựng phù hợp với thời kì đất nước đang tiến hành đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986.

Trong bối cảnh đó, Hiến pháp 1992 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Ngày 15 tháng 4 năm 1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980, đó là Hiến pháp năm 1992. Tổ chức bộ máy Nhà nước có nhiều thay đổi căn bản so với bộ máy Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 1980, trong đó có chế định chủ tịch nước.

Chế định nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các Hiến pháp. Ở Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 là chủ tịch nước, đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng Nhà nước và tại Hiến pháp năm 1992, thiết chế chủ tịch nước được xây dựng lại. Mô hình lần này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và chủ tịch nước trong việc thực hiện các chức năng nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng Nhà nước. Đồng thời cũng có thêm những đặc điểm mới.

Quy trình và nhiệm kỳ

Trần Đức Lương, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997-2006)

Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại"[22] cũng như các Hiến pháp năm 1959 và năm 1980, chủ tịch nước chỉ đóng vai trò nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không đứng đầu Chính phủ như chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946. Chủ tịch nước do quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. Nhiệm kì của chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì, chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi quốc hội khóa mới bầu chủ tịch nước mới.[23]

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội, chịu sự chất vấn của đại biểu quốc hội, đặc biệt Nghị quyết 51/2001 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 đã tăng thêm cho quốc hội quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do quốc hội bầu, như vậy chủ tịch nước có thể bị miễn nhiệm.

Quyền hạn

Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006-2011)
  • Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh
  • Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức chủ tịch hội đồng quốc phòng an ninh
  • Đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Căn cứ vào nghị quyết của quốc hội bổ nhiệm,miến nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ.
  • Căn cứ vào nghị quyết của quốc hội hoặc ủy ban thường vụ của quốc hội, công bố quyết định tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá
  • Căn cứ vào nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp ủy ban thường vụ quốc hội không thể họp, ban bố tình trạng khản cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
  • Đề nghị ủy ban thương vụ quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được ủy ban thương vụ quốc hội tan thành mà chủ tịch nước không nhất trí thì chủ tịch nước trình quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức phó chánh án, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, phó viện trưởng, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Quyết định phong hàm cấp sỉ quan trong các lược vũ trang nhân dân, hàm cấp đại sứ những hàm cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác, quyết định tặng thưởng huân chương huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước
  • Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam, tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nhà nước khác, trình quốc hội các điều ước quốc tế đã trực tiếp ký, quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập các điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình quốc hội quyết định
Trương Tấn Sang, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011-2016)
  • Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam
  • Quyết định đặc xá
  • Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của ủy ban thường vụ quốc hội
  • Khi xét tháy cần thiết, chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của chính phủ
  • Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
  • Có quyền trình dự án luật ra Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.[24]

Với Chế định chủ tịch nước của hiến pháp 1992, chủ tịch nước chỉ còn là người đứng đầu bộ máy nhà nước Việt Nam trên danh nghĩa, các quyền lực trong các bản hiến pháp trước đây hầu như đã bị thu hẹp và được giao lại cho quốc hội hay chính phủ.Điều này cho thấy tư duy của nhà lập hiến trong việc xây dựng hình ảnh chủ tịch nước trong vai trò điều phối hoạt động, điều hòa mối quan hệ của các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp và bảo đảm sự thông suốt trong quá trình vận hành của cả hệ thống cơ quan nhà nước.

Hiến pháp năm 1992 kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của hiến pháp 1946,1959,1980. Với thể chế chủ tịch tập thể như đã quy định trong hiến pháp năm 1980 có nhiều nhược điểm như không nhanh nạy, không linh hoạt và khó khăn trong việc đối ngoại cho nên định chủ tịch nước được khôi phục trở lại khá giống với chế định chủ tịch nước năm 1959. Tuy nhiên, chủ tịch nước hiến pháp năm 1992 quyền hạn không rộng như chủ tịch nước năm 1946 và năm 1959, chỉ là người đứng đầu về đối nội và đối ngoại thuần túy.

Mối quan hệ với các cơ quan cao nhất

Với quốc hội: chủ tịch nước được quốc hội bầu ra trong số các đại biểu quốc hội, chủ tịch nước chịu trách nhiệm báo cáo công tác và hoạt động trước quốc hội, chịu sự chất vấn của các đại biểu quốc hội, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch nước không còn xứng đáng với sự tin tưởng của quốc hội và các đại biểu. Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội.

Tuy nhiên, chủ tịch nước có quyền đề nghị ủy ban thường vụ quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vãn được ủy ban thường vụ biểu quyết tán thành mà chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì chủ tịch nước có quyền trình quốc hội tại kỳ họp gần nhất chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của ủy ban thường vụ quốc hội.

Với Chính phủ: chủ tịch nước đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ. Thủ tướng chính phủ báo cáo công tác trước chủ tịch nước. Căn cứ vào nghị quyết của quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của chính phủ khi xét thấy cần thiết.

Với Tòa án nhân dân tối cao: chủ tịch nước có quyền đề nghị quốc hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó chánh án, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao. Chánh án tòa án nhân dân báo cáo công tác trước chủ tịch nước

Với viện kiểm sát nhân dân tối cao: chủ tịch nước có quyền đề nghị quốc hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao nhân dân tối cao. Chánh án tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo công tác trước chủ tịch nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chế định Chủ tịch nước Việt Nam http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZRZj6JA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLjqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLkqIw... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTZcqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTbjqJA... http://www.mattran.org.vn/home/DatnuocVN/VietNam/C... http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010067/0/7...